Search
Thứ 5, 21/11/2024, 15:50 PM
Thứ 3, 24/01/2023, 16:00 PM

Các thầy cô nguyện gắn bó với các điểm trường khó khăn

(Giáo dục) - Với mong muốn đem ánh sáng tri thức đến những thôn bản xa xôi nhất, thầy Tuyên và cô Thúy không ngần ngại gắn bó cả thanh xuân với những điểm trường vùng khó.

Gửi con về quê lâu quá, về thăm, con gọi “mẹ” xưng “cháu”

Đó là một phần ký ức không bao giờ quên của cô giáo Lê Thị Thúy (sinh năm 1972), hiện đang là giáo viên tại điểm trường Phú Tỷ 1, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Khê (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang).

Sinh ra và lớn lên ở Tuyên Quang, với khát khao trở thành một cô giáo vùng cao, đem ánh sáng của tri thức đến những thôn bản xa xôi nhất, cô Thúy không ngần ngại gắn bó cả thanh xuân với giáo dục vùng khó.

Cô giáo Thúy bắt đầu đứng lớp từ năm 1994, nhưng đến năm 1995, cô mới chuyển đến Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Khê (huyện Yên Minh) và gắn bó đến nay đã được 28 năm.

Chồng cô, thầy giáo Bùi Đức Tuyên (sinh năm 1973, quê ở Ninh Bình) cũng đã 29 năm gắn bó với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Khê. Gặp gỡ từ lúc còn đi học sư phạm rồi nên duyên, cả hai thầy cô đều dành phần lớn thời gian của mình với những điểm trường xa xôi nhất, khó khăn nhất.

Các thầy cô nguyện gắn bó với các điểm trường khó khăn

Vợ chồng cô giáo Lê Thị Thúy và thầy giáo Bùi Đức Tuyên tại điểm trường Phú Tỷ 1, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Khê (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang).

Hiện tại, hai cô Thúy thầy Tuyên “cắm chốt” ở điểm trường Phú Tỷ 1, mỗi tuần chỉ kịp ghé thăm nhà một lần, vì đường đi lại vẫn còn nhiều vất vả. Điểm trường chỉ có một lớp 1 và một lớp 2, với tổng số vỏn vẹn 31 học sinh.

Sau khi cho học sinh ra chơi, cô Thúy : “Thời điểm mới lên đây công tác, điều kiện rất khó khăn, điều khiến tôi nhớ nhất là những năm tháng chỉ có thể đi bộ đi làm. Đường sá xa xôi mà lại ngoằn ngoèo, hiểm trở, vắt qua đồi, qua nương, nên để đi tắt từ trung tâm huyện vào đến điểm trường cũng phải mất tầm 4 tiếng.

Thời điểm ấy, khó khăn chung của hầu hết các điểm trường là chưa có điện, nước khan hiếm, các thầy cô mỗi ngày phải chia nhau hứng nước ở khe rồi gánh về điểm trường. Tại điểm trường này, được xây bể trữ nước mưa cũng khá lâu, nhưng hiện giờ, bể hỏng, chúng tôi lại phải đi xách nước từ sáng sớm, đến trưa lại đi thêm một chuyến nữa, cả sinh hoạt của thầy cô và các em học sinh đều trông vào đó cả...”.

Các thầy cô nguyện gắn bó với các điểm trường khó khăn

Cô Thúy đã có 29 năm gắn bó với giáo dục vùng khó

Những ngày đầu lên nhận công tác, khi còn ở một mình một điểm trường, mỗi khi trời mưa gió, hoặc thời tiết âm ú, rét buốt, nhìn cả một rừng thông vắng lặng bao quanh, cô Thúy lại cảm thấy nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ các anh chị em trong gia đình đến nao lòng. Tuần nào, cô cũng viết thư thăm hỏi gia đình, nhưng cũng có khi phải nửa tháng sau mới nhận được hồi âm, vì điểm trường ở trong xóm xa, thỉnh thoảng cô mới có dịp ra huyện để nhận thư.

Nhắc đến phương tiện thông tin liên lạc hồi đó, ánh mắt cô Thúy như đượm buồn khi gợi lại một ký ức buồn: “Năm 1994, bố tôi mất, người thân ở quê có gọi điện lên của huyện, nhưng phải đến hôm sau, mới có người để thông báo cho tôi biết. Hồi đó, phương tiện giao thông đi lại cũng không sẵn có như bây giờ, nên tôi phải chờ xe khách rất lâu.

Nhận tin bố mất từ 2 giờ chiều hôm trước mà đến đúng 2 giờ chiều hôm sau, mới có xe về huyện Yên Minh, sau đó lại chờ để gối xe về xuôi. Sau 3 ngày, tôi mới có mặt ở nhà. Lúc ấy đã quá muộn, tôi không kịp nhìn mặt bố lần cuối, đó cũng là một niềm tiếc nuối đối với bản thân tôi...”.

Sau khi lập gia đình, lịch trình mỗi năm về quê ăn Tết của vợ chồng cô Thúy như thêm phần hối hả. “Đầu tiên, hai vợ chồng sẽ về quê ngoại ở Tuyên Quang và nghỉ lại khoảng 2 ngày, rồi về quê nội ở Ninh Bình đón Tết, sau đó sẽ ngược lên khi sát ngày khai xuân đầu năm” - cô kể.

Vì lúc đó là giáo viên trẻ, lại xông pha gắn bó với các điểm trường khó khăn, xa xôi nhất, cũng chưa có nhà riêng tại trung tâm huyện, nên khi sinh con trai đầu lòng, vợ chồng cô Thúy, thầy Tuyên chưa có điều kiện để chăm sóc con tốt.

“Năm con trai được 3 tuổi, hai vợ chồng quyết định gửi con về Ninh Bình, nhờ ông bà nội chăm sóc. Thời gian đầu, chúng tôi nhớ con nhiều lắm. Lúc làm việc thì còn tạm quên đi nỗi nhớ, nhưng cứ giờ cơm, dọn mâm lên là tôi lại ngồi khóc.

Hồi ấy, chưa có phương tiện liên lạc như bây giờ, nên chỉ đến dịp nghỉ mới được về thăm con, nói chuyện với con. Xa con lâu quá, đến lúc được nghỉ, hai bố mẹ về thăm mà con còn gọi “mẹ”, xưng “cháu”, vì ở quê chỉ có ông bà, họ hàng thì con đã quen xưng “cháu” rồi.

Cô Thúy , hai vợ chồng từng phải gửi con trai 3 tuổi về quê nhờ ông bà nội chăm sóc, do điều kiện, công việc chưa thể sắp xếp dành thời gian cho con

Mỗi lần về thăm được ít ngày, con vừa quen hơi bố mẹ, thì bố mẹ lại khăn gói lên đường. Hồi đầu, con khóc nhiều lắm, đòi theo, nhưng sau cũng quen dần, biết bố mẹ đi “dạy cái chữ cho các anh chị”, nên cũng không khóc nữa. Cứ như vậy phải đến 8 năm, khi con bắt đầu vào cấp 2, chúng tôi mới đón con lên. Đó cũng là một thiệt thòi của con, tuổi thơ ít được gần bố mẹ, nên đến con gái thứ hai, chúng tôi quyết định tự tay chăm sóc...” - cô Thúy tâm sự.

“Có gia đình tôi đã dạy được 4 thế hệ”

Sau khi tổ chức cho học sinh một trò chơi dân gian ở khoảnh sân nhỏ, thầy Bùi Đức Tuyên cũng ngồi xuống cạnh cô Thúy và chia sẻ về những cảm nhận ngày đầu tiên “cắm bản”: “Ấn tượng đầu tiên của tôi khi ấy là thấy gió rít vi vu suốt, nhất là khi đi qua các rừng thông. Một ấn tượng nữa là nhìn thấy sương mù giăng dày đặc các điểm trường...

Mà nhớ nhất có lẽ cũng là những chuyến đi bộ đến điểm trường, xa nhất là khi đi tăng cường ở Ngọc Long, đường xe ô tô là khoảng 40km, nhưng thời ấy hiếm xe, không phải lúc nào cũng có, nên đi bộ từ thị trấn Mậu Duệ vào là phải mất hơn 5 tiếng. Trời nắng còn đỡ, chứ trời mưa thì trơn trượt sình lầy, có những con dốc mà để đi được từ chân dốc lên tới đỉnh dốc cũng phải mất đúng một tiếng.

Các thầy cô nguyện gắn bó với các điểm trường khó khăn

Thầy Tuyên nhớ lại rất nhiều kỷ niệm qua nhiều thế hệ học trò của mình

Đến khi hai vợ chồng về chung một điểm trường, mọi sinh hoạt gắn ở điểm, mỗi tuần đi chợ một lần, mua đồ dự trữ cả tuần ấy. Hồi đó, học sinh đi học không có nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật như bây giờ đâu, mà trong một tuần, cứ hôm nào có phiên chợ, thì thầy cô cho học sinh nghỉ, để thầy cô đi chợ mua lương thực, thực phẩm.

Thêm nữa, ngày mới từ dưới xuôi lên, chúng tôi đều không biết tiếng Dao, thế mà sau thời gian tự mày mò, bây giờ hai vợ chồng nói tiếng Dao như người bản địa”.

Vào những ngày không có lịch học theo thời khóa biểu, thầy Tuyên và cô Thúy ở lại điểm trường, thường gọi các học sinh còn những kỹ năng chưa thạo bằng các bạn đến để kèm thêm. Hôm nào học sinh nhỡ bữa, thầy cô cũng nấu thêm cơm cho học sinh cùng ăn trưa. “Thời gian đầu, có những em còn mang mì gói đi học, nên mỗi buổi trưa, tôi lại tranh thủ nấu giúp các em, trẻ con dường như đứa nào cũng thích mì tôm thì phải, con tôi ở nhà cũng vậy” - cô Thúy cười.

Còn thầy Tuyên, kỷ niệm đáng nhớ nhất với học trò lại chính là những gia đình nhiều thế hệ từng học tập ở đây: “Với các thầy cô vùng cao như chúng tôi, món quà quý giá nhất chính là những lớp học trò của mình ngày một trưởng thành hơn, có thêm nhiều cơ hội sau khi được tiếp cận với “cái chữ”, với kiến thức, với văn hóa...

Trước đây, đến nhà vận động học sinh đi học là chuyện thường xuyên như cơm bữa, nhưng dần dần, phụ huynh cũng đã nhận ra tầm quan trọng của việc học, nên cũng quan tâm hơn, để các con đến lớp đều đặn hơn.

Những thế hệ học sinh đầu tiên của chúng tôi bây giờ có người đã thành ông, thành bà rồi, chúng tôi vẫn hay trêu là hết dạy ông rồi giờ dạy cả các cháu, tính ra là đã dạy 3 thế hệ trong một gia đình.

Mà nếu tính cả giai đoạn dạy xóa mù chữ cho các bậc phụ huynh, người lớn tuổi những năm 1994-1995, thì bây giờ có gia đình, tôi đã dạy được 4 thế hệ... Cũng tự hào lắm đấy chứ chẳng đùa!”.

Nguyện gắn bó với các điểm trường vùng khó

Chia sẻ về lý do cả hai vợ chồng đều tình nguyện xin đi điểm trường khó khăn, thầy Tuyên cho biết: “Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Khê vẫn còn nhiều điểm khó khăn, vợ chồng tôi chỉ nghĩ đơn giản là đồng nghiệp thì chia sẻ cho nhau, bởi nhiều thầy cô hiện giờ điều kiện cũng còn chật vật lắm, vì vậy, chúng tôi lựa chọn xin đi điểm trường này để gắn bó.

Các thầy cô nguyện gắn bó với các điểm trường khó khăn

Do bể trữ nước bị hỏng, mỗi ngày, thầy Tuyên và cô Thúy phải đi xách nước về phục vụ sinh hoạt

Ở điểm này, tuy đi lại vất vả nhưng ít nhất có điện, có nước để dùng là tốt rồi - Mặc dù bể dự trữ nước được xây dựng từ năm 2008 hiện đang hỏng. Có gia đình ở gần đây thấy thầy, trò phải đi xách nước, cũng gợi ý dẫn ống nước sang nhà để kéo về trường, nhưng bên này không có bể chứa nên chúng tôi chỉ sang xách nước mỗi ngày. Nước vừa để thầy cô sinh hoạt, nấu nướng cho bữa trưa, vừa để học sinh vệ sinh tay chân, mặt mũi, nên dù vào mùa mưa, cũng phải hết sức tiết kiệm...

Vì thế, với khó khăn của bản thân, chúng tôi có thể tìm mọi cách khắc phục, nhưng khó khăn đối với các em sẽ vất vả hơn. Chúng tôi cũng mong bể chứa sớm được sửa sang, để thuận tiện hơn cho sinh hoạt của thầy và trò...”.


Bộ Quốc phòng Nga kêu gọi lính Wagner rời bỏ Prigozhin
Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các tay súng Wagner đang bị Prigozhin lôi kéo vào hành vi phạm tội,...
 
Elon Musk cùng hàng nghìn chuyên gia kêu gọi tạm dừng phát triển ‘hậu duệ’ của ChatGPT
Tỷ phú Elon Musk cùng một nhóm chuyên gia về trí tuệ nhân tạo và lãnh đạo ngành vừa gửi...
 
Đây là 'đòn đáp trả' đầu tiên của Nga sau lệnh trừng phạt dầu thô của G7
Nhiều chuyên gia dự báo Nga sẽ cắt giảm sản lượng và điều này đã thành sự thật.
 
Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ - Syria tương đương 500 quả bom hạt nhân
Năng lượng từ 2 trận động đất mạnh 7,7 và 7,6 độ Richter ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có...
TPHCM: Hai trường tại Quận 1 đề xuất nâng tiền ăn bán trú lên 40.000 đồng/ngày
Ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi khảo sát...
 
Tháo dỡ 'vòng quay mặt trời' gỉ sét tại Công viên Tuổi trẻ
Vòng quay mặt trời trong khuôn viên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã rỉ sét, bong tróc hết lớp...
 
Đây là 'đòn đáp trả' đầu tiên của Nga sau lệnh trừng phạt dầu thô của G7
Nhiều chuyên gia dự báo Nga sẽ cắt giảm sản lượng và điều này đã thành sự thật.
 
Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ - Syria tương đương 500 quả bom hạt nhân
Năng lượng từ 2 trận động đất mạnh 7,7 và 7,6 độ Richter ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có...
Đất cảng Hải Phòng có món ăn núng nính, thơm mát ngày hè: Phụ nữ thưởng thức còn nhận vô số lợi ích không ngờ
Với người Hải Phòng, thạch găng là món quà vặt gắn liền với nhiều kỷ niệm ấu thơ, tuy đơn...
 
VinCent Nguyễn và Tâm Đinh ký kết hợp tác truyền thông cùng Doppelherz
“Xây dựng cuộc sống khỏe mạnh và năng động” là thông điệp mà Doppelherz gửi gắm thông qua việc đồng...
 
Đậu nành - loại 'thịt không xương' giàu protein
Đậu tương giàu protein, điều tiết các hoạt động diễn ra trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
 
Bao nhiêu dinh dưỡng trong ly trà sữa?
Tôi rất thích trà sữa và uống mỗi ngày, nếu không sẽ thấy khó chịu. Thức uống này có giúp...
Top
Điện thoại:

Giaoductre.net. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Giaoductre.net giữ bản quyền trên website này

Email : mediavietnam9999@gmail.com

 

0.13302 sec| 1806.477 kb