Search
Thứ 7, 27/04/2024, 11:56 AM
Thứ 4, 11/01/2023, 10:00 AM

Năm 2023 giáo viên mong được tăng lương và đủ chi trả cho cuộc sống

(Giáo dục) - Đầu xuân- chúng tôi- những nhà giáo đang giảng dạy ở các trường phổ thông công lập mong muốn năm 2023 này, đời sống giáo viên sẽ được cải thiện.

Năm 2022 là năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với cả 3 cấp học với rất nhiều khó khăn nhưng đã có tới 16.000 bỏ việc khiến cho tình trạng thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học.

Nguyên nhân giáo viên bỏ việc thì nhiều nhưng cơ bản nhất vẫn là áp lực lớn mà thu nhập của giáo viên, đặc biệt là giáo viên mới vào nghề còn khá thấp nên nhiều thầy cô giáo đành phải từ bỏ công việc dạy học ở các trường công lập mà chuyển sang một ngành nghề khác nhằm cải thiện cuộc sống của gia đình.

Vì thế, câu chuyện thu nhập của giáo viên từ lâu vẫn là đề tài được đề cập khá nhiều, các cơ quan chức năng, mà đặc biệt là lãnh đạo ngành Giáo dục cũng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc tham mưu, đề xuất về lương, phụ cấp cho đội ngũ nhà giáo. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại thì phần lớn giáo viên vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.

Đầu xuân- chúng tôi- những nhà giáo đang giảng dạy ở các trường phổ thông công lập mong muốn năm 2023 này, giáo viên sẽ được cải thiện. Các chủ trương, chính sách tiền lương, cùng những đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được cụ thể hóa vào bảng lương hàng tháng để đội ngũ nhà giáo và dành trọn tâm huyết với công việc của mình.

Năm 2023 giáo viên mong được tăng lương và đủ chi trả cho cuộc sống

Bao giờ, giáo viên đã sống được bằng lương?

Nhiều năm qua, câu hỏi và trăn trở tìm lời giải cho bài toán bao giờ giáo viên có thể sống được bằng lương được lãnh đạo ngành giáo dục, các đại biểu quốc hội, các chuyên gia đề cập rất nhiều và cũng có những đề xuất.

Theo tình hình - năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tính tăng 8,02% so với năm 2021 và đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Theo đó, GDP bình quân theo giá hiện hành đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD và tăng 393USD so với năm 2021. [1]

Với GDP bình quân như vậy, sẽ bằng tổng thu nhập từ lương, phụ cấp của 1 giáo viên công lập hiện nay có thời gian công tác khoảng 20 năm. Những giáo viên này đang hưởng lương bậc 7, hệ số 4.32.

Nếu so sánh với giáo viên có bằng đại học mới vào nghề, đang hưởng lương bậc 1- hệ số 2,34; hoặc bậc 2- hệ số 2,67 thì chưa bằng một nửa GDP bình quân của nước. Điều này cho thấy đời sống của phần lớn giáo viên hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, gần 4 năm qua, lương cơ sở vẫn giữ nguyên ở mức 1.490.000 đồng.

Những giáo viên muốn “sống được”, muốn bằng mức GDP bình quân cả nước thì phải dạy thêm - nhưng số lượng rất nhỏ.

Thực tế, thu nhập từ lương của giáo viên trong 1 năm hiện nay có mức trên 100 triệu hiện nay không nhiều, phải là những nhà giáo có thâm niên trên 20 năm công tác. Vì thế, phần nhiều giáo viên trẻ hiện nay đều phải tìm một nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống gia đình.

Ngày 01/6/2022, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về: “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022”.

Trong phiên thảo luận này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, nghề giáo đáng lẽ phải là nghề ít chịu tác động nhất của kinh tế thị trường, các chế độ đối với thầy cô phải được ưu tiên trước nhất, để thầy cô sống được với lương của mình.

Dẫn thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về thu nhập của giáo viên các cấp ở nhiều khung thâm niên, Đại biểu Quốc hội đoàn Bình Định chỉ rõ, thầy cô không thể không làm thêm để đảm bảo cuộc sống của bản thân, chưa kể, phải lo thêm cho gia đình.

Để thầy cô toàn tâm, toàn ý với công việc của mình, vị Đại biểu cho rằng, Nhà nước cần có chính sách tiền lương, chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng để thầy cô yên tâm công tác, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp trồng người.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị trong Nghị quyết của Quốc hội cần có nội dung đảm bảo chi ngân sách cho giáo dục tăng hàng năm để cải thiện các chính sách cho thầy cô giáo và đến năm 2028 thực chi ngân sách cho giáo dục đạt tỉ lệ 20% tổng chi ngân sách. [2]

Như vậy, đến thời điểm hiện tại thì câu hỏi bao giờ giáo viên sống được bằng lương vẫn chưa tìm được lời giải đáp trong suốt hàng chục năm qua- dù các cơ quan chức năng cũng đã đề cập, bàn luận, quan tâm nhiều lần.

Cơ sở để hy vọng giáo viên sẽ sống được bằng lương sau ngày 01/7/2023

Suốt gần 4 năm nay, lương cơ sở đứng yên ở mức 1.490.000 đồng khiến cho đời sống của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng gặp những khó khăn nhất định bởi lương cố định nhưng giá cả thị trường thì luôn có sự dịch chuyển theo nhiều thời điểm khác nhau.

Vì thế, điều mà giáo viên đang chờ đợi nhất là tới ngày 01/7/2023 tới đây, lương cơ sở sẽ tăng lên 1.800.000 đồng- cao hơn 20,8% so với mức lương hiện tại. Vì thế, việc tăng lương cơ sở sẽ góp phần cải thiện được đời sống giáo viên hiện nay.

Bên cạnh đó, chùm Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT về xếp hạng, xếp lương mới cho giáo viên công lập từ cấp mầm non đến trung học phổ thông đã được Bộ chỉnh sửa, bổ sung và lấy ý kiến kết thúc vào ngày 20/7/2022.

Nếu như tới đây, khi chùm Thông tư sửa đổi được ban hành chính thức và nó có hiệu lực, được áp dụng vào thực tế thì một bộ phận lớn giáo viên sẽ có thay đổi về tổng thu nhập hàng tháng vì nhiều thầy cô đang ở bảng lương bậc 4 (hệ số 3,33), bậc 5 (hệ số 3,66), bậc 6 (hệ số 3,99) sẽ được chuyển sang lương bậc 1, Hạng II mới (hệ số 4,0).

Sự thay đổi này sẽ rút gần khoảng cách tiền lương hiện nay giữa những giáo viên có thâm niên ít với những thầy cô có thâm niên lâu năm. Đây cũng chính là nguồn động viên lớn cho nhiều thầy cô giáo.

Vì phần lớn thầy cô đang hưởng lương bậc 4, 5, 6 hiện nay là những thầy cô đang ở độ tuổi sung sức, họ đã đúc kết được kinh nghiệm giảng dạy và cũng đang tràn đầy sức trẻ, khát khao cống hiến.

Đặc biệt, Bộ cũng đã lấy ý kiến về Dự thảo Tờ trình Đề nghị xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo, thời gian lấy ý kiến từ ngày 9/11/2022 đến ngày 9/1/2023. Nếu như, sau khi Bộ lấy ý kiến và Tờ trình này được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt thì đây sẽ là cơ sở để cải thiện về lương, phụ cấp cho đội ngũ nhà giáo.

Bởi lẽ, theo Tờ trình thì Bộ sẽ xây dựng hệ thống văn bản có những “chính sách đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng nhà giáo” để nhằm “thu hút người giỏi tham gia trở thành giáo viên, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo đã vào ngành cống hiến, tận tâm với nghề” và đặc biệt với “chế độ đãi ngộ công bằng, người làm nhiều thì được đãi ngộ cao” sẽ tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, cống hiến.

Bên cạnh đó, chiều 4/11/2022, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định việc thiếu giáo viên vẫn đang tiếp tục được các đại biểu quan tâm.

Ông cho biết để ngăn chặn và giảm số lượng giáo viên thôi việc, Bộ sẽ đề xuất tăng lương, tăng phụ cấp ưu đãi cho nghề giáo, nhất là với giáo viên mầm non và tiểu học. Đây là vấn đề cấp bách để nâng cao chất lượng đời sống cho giáo viên, theo tinh thần có thực thì đạo mới vực được. [3]

Rõ ràng, đây là những tín hiệu tốt, tích cực đối với đội ngũ nhà giáo trên cả nước khi bước vào năm mới- năm 2023 với nhiều hứa hẹn khả quan, có lợi cho nhà giáo về các chế độ lương, phụ cấp.

Khi có sự thay đổi này sẽ giúp cho giáo viên có thêm nhiều động lực để họ cố gắng hơn, nhằm làm tốt công việc của mình, góp phần vào thành công cho sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày một hiệu quả và cũng là cách để họ phấn đấu nhằm cải thiện mức thu nhập hàng tháng của mình.

Mùa xuân 2023 đã về, mùa xuân đem đến cho chúng ta nhiều điều hy vọng vào tương lai ở phía trước. Và, chúng tôi- những nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy ở nhà trường phổ thông cũng luôn hy vọng “giáo viên sẽ sống được bằng lương”.


Bộ Quốc phòng Nga kêu gọi lính Wagner rời bỏ Prigozhin
Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các tay súng Wagner đang bị Prigozhin lôi kéo vào hành vi phạm tội,...
 
Elon Musk cùng hàng nghìn chuyên gia kêu gọi tạm dừng phát triển ‘hậu duệ’ của ChatGPT
Tỷ phú Elon Musk cùng một nhóm chuyên gia về trí tuệ nhân tạo và lãnh đạo ngành vừa gửi...
 
Đây là 'đòn đáp trả' đầu tiên của Nga sau lệnh trừng phạt dầu thô của G7
Nhiều chuyên gia dự báo Nga sẽ cắt giảm sản lượng và điều này đã thành sự thật.
 
Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ - Syria tương đương 500 quả bom hạt nhân
Năng lượng từ 2 trận động đất mạnh 7,7 và 7,6 độ Richter ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có...
TPHCM: Hai trường tại Quận 1 đề xuất nâng tiền ăn bán trú lên 40.000 đồng/ngày
Ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi khảo sát...
 
Tháo dỡ 'vòng quay mặt trời' gỉ sét tại Công viên Tuổi trẻ
Vòng quay mặt trời trong khuôn viên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã rỉ sét, bong tróc hết lớp...
 
Đây là 'đòn đáp trả' đầu tiên của Nga sau lệnh trừng phạt dầu thô của G7
Nhiều chuyên gia dự báo Nga sẽ cắt giảm sản lượng và điều này đã thành sự thật.
 
Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ - Syria tương đương 500 quả bom hạt nhân
Năng lượng từ 2 trận động đất mạnh 7,7 và 7,6 độ Richter ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có...
VinCent Nguyễn và Tâm Đinh ký kết hợp tác truyền thông cùng Doppelherz
“Xây dựng cuộc sống khỏe mạnh và năng động” là thông điệp mà Doppelherz gửi gắm thông qua việc đồng...
 
Đậu nành - loại 'thịt không xương' giàu protein
Đậu tương giàu protein, điều tiết các hoạt động diễn ra trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
 
Bao nhiêu dinh dưỡng trong ly trà sữa?
Tôi rất thích trà sữa và uống mỗi ngày, nếu không sẽ thấy khó chịu. Thức uống này có giúp...
 
Nam giới dùng đậu nành có yếu sinh lý?
Tôi 23 tuổi, cao 177 cm, nặng 58 kg, hơi ốm nên thường xuyên uống ngũ cốc. Tôi nghe nói...
Top
Điện thoại:

Giaoductre.net. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Giaoductre.net giữ bản quyền trên website này

Email : mediavietnam9999@gmail.com

 

0.11146 sec| 1786.242 kb