Ở TP.HCM có rất nhiều ngôi trường cấp 3 nổi tiếng nhưng nếu những đến những ngôi trường có tuổi đời lâu nhất với chất lượng giáo dục cũng thuộc top đầu, nhiều người hẳn sẽ nghĩ ngay đến 4 cái tên dưới đây:
Trường THPT Marie Curie được xây dựng vào thế kỷ 1918. Thời điểm đầu, trường chỉ dành để giáo dục các nữ sinh người Pháp và số ít những nữ sinh Việt thuộc tầng lớp quý tộc. Trải qua hơn trăm năm với sự đổi mới liên tục, trường vẫn giữ nguyên tên gọi Marie Curie.
Đến năm 1970, Marie Curie mới chính thức nhận các nam sinh vào học và trở thành trường chung cho tất cả mọi người. Khoảng 5 năm sau đó, ngôi trường này được giao lại cho Sở Giáo dục và chính thức trở thành trường công lập đến hiện nay.
Chính vì quá trình lịch sử lâu đời, trường luôn gây ấn tượng trong mắt nhiều người bởi kiến trúc mang hơi thở thời đại. Hiện tại, cơ sở vật chất của trường cũng liên tục được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt của học sinh, trong khi chất lượng đào tạo cũng luôn được đánh giá cao.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa có tiền thân là trường Trung học La San Taberd được xây dựng vào năm 1873 - 1875, với sự cai quản chính là các tu sĩ từ Hội truyền giáo Công giáo. Trước đây, trường chỉ nhận nuôi dạy trẻ nhỏ mồ côi lai Âu hay người Pháp bị bỏ rơi, sau này mới chính thức mở rộng nhận học sinh theo học.
Đến năm 1975, trường Lasan Taberd được chuyển lại cho phía Sở Giáo dục Thành phố để xây dựng trường trung học Sư phạm, dạy từ cấp 1 đến cấp 3. Sang đến năm 2000, ngôi trường được đổi lại tên thành THPT Trần Đại Nghĩa và xuất sắc được công nhận là trường chuyên chỉ 2 năm sau đó.
Thời điểm hiện tại, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là một trong những trường hàng đầu tại TP.HCM bởi chất lượng đào tạo vượt bậc và quá trình xét tuyển kỹ càng. Suốt nhiều năm qua, trường vẫn luôn duy trì được nét kiến trúc cổ kính dù nằm ngay trung tâm con đường Lý Tự Trọng của thành phố.
Ngôi trường này do chính người Pháp xây dựng với tên gọi Chasseloup Laubat vào giai đoạn 1874 - 1877 dành cho học sinh người Pháp sống tại Việt Nam với cấp bậc từ tiểu học đến tú tài. Mãi đến thể kỷ 20, nơi đây mới bắt đầu mở rộng tiếp nhận học sinh người Việt mang quốc tịch Pháp.
Sang đến năm 1954, trường bắt đầu đổi tên thành Jean Jacques Rousseau và dạy cho học sinh người Việt, tuy nhiên Pháp vẫn nắm quyền quản lý. Cho đến năm 1967, trường bàn giao lại cho ban quản lý thành phố và bắt đầu đổi tên thành trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn.
Trải qua nhiều lần thay tên và diện mạo, THPT Lê Quý Đôn đã ngày càng trở nên khang trang và hiện đại. Không chỉ mang đến những sự đổi mới về cơ sở vật chất, trường còn không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, cùng với đó là vô số những hoạt động ngoại khóa bổ ích.
Nhắc đến một trong những ngôi trường lâu đời nhất TP.HCM, không thể bỏ qua THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Ngôi trường này từng được Pháp xây dựng và dành riêng cho nữ sinh vào năm 1915. Khoảng thời gian sau này, trường bắt đầu mở rộng với nhiều công năng để dạy các nữ sinh về nữ công gia chánh hay thêu thùa.
Trường cũng từng đổi tên thành Trường Nữ trung học Gia Long. Sau nhiều năm phát triển, trường này bắt đầu thu nhận cả học sinh nam lẫn nữ và chính thức được gọi với tên THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Mặc dù đi qua nhiều thăng trầm, trường vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc độc đáo từ thời Pháp, đặc biệt là chiếc "tháp đồng hồ" nằm ngay tòa chính diện. Với số lượng học sinh giỏi và có nhiều thành tích trong lĩnh vực học tập, THPT Nguyễn Thị Minh Khai luôn nằm trong top đầu về chất lượng đào tạo.
Giaoductre.net. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Giaoductre.net giữ bản quyền trên website này
Email : mediavietnam9999@gmail.com